Vì sao giá nhà tăng, làm thế nào để 'kéo" giá xuống?

Vì sao giá nhà tăng, làm thế nào để ‘kéo” giá xuống?

Một chuyên gia trong ngành cho rằng, nếu do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì đáng nhẽ giá BĐS phải giảm, những giá nhà vẫn tăng. Còn để giá nhà giảm thì có thể phải làm theo cách “đau đến đâu chữa đến đó”.

Tại buổi tọa đàm “phân khúc nào phù hợp với thị trường trong thời gian tới”, các chuyên gia trong ngành đã “mổ xẻ” những nguyên nhân khiến giá nhà đất liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Mà theo cách chuyên gia phân tích, nếu giá cả BĐS cứ đà tăng thì sẽ để lại những hệ lụy cho thị trường BĐS.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam, lý do giá nhà đất tăng là do nguồn cung giảm. Trong tháng 11/2020 nguồn cung căn hộ Tp.HCM chưa đạt 11.000 căn, trong khi giai đoạn 2016-2018 thị trường luôn ở mức 50.000 căn. Chính sự khan cung đã đẩy giá BĐS tăng theo.

Bên cạnh đó, giữa năm 2020 chủ trương thành lập Tp.Thủ Đức trực thuộc Tp.HCM, ngay lập tức các dự án xem đây là cơ hội để tăng giá. Theo ông Hoàng, thực tế thì hạ tầng, chính sách đi đến đâu giá BĐS tăng đến đó.

Ngoài ra, có một lượng NĐT mới có tiền chờ đợi đón đầu (NĐT F0) cũng khiến giá trên thị trường BĐS âm thầm tăng.

Để giảm giá BĐS, theo ông Hoàng là cách làm khó. Thậm chí để ổn định giá nhà cũng cần sự cố gắng hết sức ở các phía. “Theo tôi, đau đến đâu chữa đến đó, thiếu cung thì làm sao đảm bảo nguồn cung, từ đó sẽ hạn chế được việc tăng giá BĐS vô tội vạ. Để làm được điều này cần giải pháp đồng bộ giữa các quan, chính quyền, các tổ chức chứ không riêng một ai”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư kí Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, nguyên nhân giá cả BĐS tăng là do nguồn cung ra thị trường thiếu. Thiếu là do nhiều dự án đang chờ được phê duyệt chứ không phải cạn kiệt cung. Tại Tp.HCM, nếu dự án được phê duyệt thì sẽ có lượng hàng hóa lớn đổ ra thị trường. Vì thế, câu chuyện ở đây là, nếu cung và cầu cùng tăng lên một cách đột biến thì giá BĐS sẽ được điều chỉnh, còn bây giờ cầu tăng nhưng cung thiếu thì chắc chắn theo quy luật là giá phải tăng.Vì sao giá nhà tăng, làm thế nào để 'kéo" giá xuống?

Bên cạnh đó, nếu tính thuế cấu thành nên giá BĐS thì BĐS sẽ không bao giờ giảm giá được. Hiện nay hầu hết các địa phương đều họp để tăng giá thuế đất trong bối cảnh hiện nay, theo ông Đính liệu có phù hợp? liệu có tạo ra áp lực tăng giá BĐS nhiều hơn.

Ngoài ra, vị chuyên gia này khẳng định, phải thừa nhận cầu thực về BĐS đang yếu (do Covid-19). Chúng ta đang nhìn thấy lực cầu tăng nhưng cầu này không phải là thực mà là cầu ảo; đó là những nhu cầu muốn nhảy sang BĐS là kênh trú ẩn an toàn, tăng giá nhanh. Theo ông Đính, nếu BĐS phục vụ nhu cầu ảo này sẽ như thế nào, giá BĐS là giá thực hay giá ảo.

Để giảm giá BĐS, ông Đính cho rằng, làm sao phải đưa được chi phí xây dựng giảm; rút ngắn thủ tục đầu tư dự án còn 1-2 năm. Hiện nay một dự án BĐS quá trình hoàn thành thủ tục đang bị xử lý rất dài, chi phí tăng lên. Có những dự án khi mới nghiên cứu đưa giá khoảng 20 triệu đồng/m2 nhưng khi hoàn thiện các thủ tục thì kéo dài mất 5 năm, thậm chí có dự án lên 10-15 năm, khi đó họ không thể bán với giá 20 triệu đồng/m2 nữa. Cùng với đó, để giá nhà giảm thì các ngân hàng giảm chi phí cho vay.

Quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, có một số nguyên nhân khiến giá BĐS tăng mà không có dấu hiệu giảm, ngay cả dịch Covid-19 có thể kể đến như: Nhu cầu về BĐS trên thị trường vẫn còn khá lớn.

Những người có nhu cầu về giá rẻ nhưng không có nguồn cung thì họ bắt buộc phải đi tìm phân khúc giá cao hơn. Song song đó, yếu tố hạ tầng, đô thị được đầu tư cũng khiến giá BĐS tăng theo. Trong 2 năm trước, hạ tầng được đầu tư nhiều ở các đô thị lớn, đến năm 2020 là năm hưởng thành quả khi hạ tầng hoàn thành; hình thành nên các đô thị và nhu cầu BĐS tăng lên, khiến giá tăng theo.

Ngoài ra, hàng chục năm nay, BĐS vẫn là kênh truyền thống được người dân đầu tư. Nhất là trong bối cảnh kinh tế biến động, đầu tư vào các kênh khác chưa chắc đã ổn thì BĐS vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn hơn.

Còn theo TS.Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên- Môi trường, trong thời gian tới, không nhìn thấy nguồn cung thị trường BĐS tăng lên. Cung thấp, cầu cao tạo nên hiệu ứng tăng giá. Còn những người nắm giữ BĐS biết được điều này, biết hiện trạng và tương lai nên không dại gì giảm giá, chỉ có tăng giá thêm. Theo ông Võ, mất cân đối cung – cầu hiện nay cũng chính là nguyên nhân khiến giá BĐS tăng.

Mà lý do khiến thị trường lệch cung – cầu đó là hệ thống pháp luật còn chồng chéo. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, lượng dự án phê duyệt vào năm 2019-2020 giảm đi gần 10 lần.

“Bảng giá đất, các luật còn đá nhau là trăn trở lớn nhất hiện nay khiến giá nhà tăng lên, những người có nhu cầu ở thực khó với tới”, TS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Hạ Vy

Theo Kinh doanh & Phát triển

Bất Động Sản Sài Gòn

Xem Thêm: Chung cư Dream Home Riverside

Căn hộ 25 triệu đồng/m2 "mất tích" trên thị trường bất động sản Tp HCM

Căn hộ 25 triệu đồng/m2 “mất tích” trên thị trường bất động sản Tp HCM

Tại Tp.HCM, phân khúc nhà ở giá vừa túi tiền (dưới 25triệu đồng/m2) gần như “biến mất”, còn tại Hà Nội, tỷ trọng của phân khúc này cũng đang khan hiếm (hiện chỉ còn khoảng 10%). Đó là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam tại toạ đàm “Phân khúc nào phù hợp với thị trường trong thời gian tới” do Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM.

Theo ông Hà, kể từ năm 2015 đến nay, thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, không khó để nhận ra một thực tế là thị trường nhà ở tại các đô thị xuất hiện tình trạng lệch pha cung – cầu.

Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân và nhu cầu đầu tư kinh doanh BĐS tại các đô thị lớn trên cả nước ngày một tăng cao thì số lượng dự án được phê duyệt đầu tư rất hạn chế. Điều này đã tạo nên sự khan hiếm nguồn cung cho thị trường.

Cơ cấu nguồn cung phân các khúc nhà ở hiện cũng không tương thích với nhu cầu. Tại Tp.HCM, phân khúc nhà ở giá rẻ (dưới 25 triệu đồng/m2) đã biến mất, còn tại Hà Nội, tỷ trọng của phân khúc này cũng rất thấp (khoảng 10%). Vì vậy, đại bộ phận người dân – là những người có thu nhập thấp như cán bộ, công nhân viên, người lao động đang mất dần khả năng sở hữu nhà ở.

Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng giá bất động sản sẽ giảm nhiệt. Việc nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư lại tăng cao khiến giá BĐS không hề có dấu hiệu suy giảm, thậm chí còn tăng cao.

Cụ thể, tại Tp.HCM, trong quý 3/2020, giá căn hộ tăng mạnh từ 15-20% so với quý 2/2020. Ở phân khúc trung cấp, nếu so với quý 4/2018 thì quý 3/2020, giá bán tăng 1,43 lần. Thậm chí, tại một số dự án, giá còn tăng gấp gần 2 lần.Căn hộ 25 triệu đồng/m2 "mất tích" trên thị trường bất động sản Tp HCM

Theo ông Hà, trong khoảng thời gian rất ngắn, mặt bằng giá mới tại Tp.HCM đã được thiết lập. Các dự án thuộc phân khúc bình dân đã biến thành phân khúc trung cấp, dự án thuộc phân khúc trung cấp biến thành cao cấp… Đáng nói ở đây, sự thay đổi phân khúc là vì tăng giá chứ không phải vì tăng chất lượng của dự án cho phù hợp. Điều này là bất thường khi không phản ánh đúng giá trị của BĐS, rất dễ xảy ra bong bóng BĐS. Một thị trường như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững, gây nên những bất ổn về kinh tế, tài chính….

Ông Nguyễn Mạnh Khởi. Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, hiện nay thị trường BĐS đang tồn tại những vướng mắc. Mất cân đối nguồn cung đang là thực tế diễn ra. Thị trường đang thiếu phân khúc nhà ở có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Theo ông Khởi có thực tế là các dự án trung cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 nhu cầu chỉ chiếm 20-30%, còn phân khúc BĐS có giá dưới 25 triệu đồng/m2 nhu cầu lên đến 70-80. Trong các năm qua có 5.000 dự án bất động sản, nhưng rất ít dự án nhà ở bán giá dưới 25 triệu đồng/m2, nguồn lực tập trung cho loại hình này cũng rất ít.

Bên cạnh đó, nhiều CĐT hiện nay không muốn dành 20% trong dự án thương mại để làm nhà ở xã hội.

“Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ xây dựng là phát triển nhà ở xã hội, nhà thương mại giá thấp dưới 25 triệu đồng/m2 (diện tích 70m2) và cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc như đối tượng người mua nhà giá thấp khác gì nhà ở xã hội, xây nhà giá thấp cho ai, nếu không cẩn thận thì những người đủ điều kiện sẽ đi mua hết nhà ở giá thấp”, ông Khởi nhấn mạnh.

Hạ Vy

Theo Kinh doanh & Phát triển

Bất Động Sản Sài Gòn

Xem thêm: Mặt bằng Dream Home Riverside

Dự báo giá bất động sản 2021 tiếp tục tăng

Dự báo giá bất động sản 2021 tiếp tục tăng

Một năm đang khép lại, theo dự báo của các chuyên gia trong ngành, năm 2021 thị trường sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều, đặc biệt là sự phục hồi của những thị trường trọng điểm như Tp.HCM hay Hà Nội. Theo đó, giá Bất động sản 2021 vẫn xu hướng đi lên.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc PropertyGuru Việt Nam, các loại hình BĐS, trong đó có phân khúc chung cư tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng ổn định về lượng tin đăng và mức độ quan tâm trong năm 2021. Tuy nhiên, trong khi giá chung cư tại Hà Nội được dự báo là tiếp tục đi ngang và ổn định thì giá chung cư tại TP.HCM được cho là sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Mức tăng giá đạt khoảng 9% trong năm 2021.

Về phân khúc cho thuê nhà riêng, nhà mặt phố, mức độ quan tâm và giá cho thuê sẽ giảm đáng kể. Bù lại, giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2021, đạt khoảng 5%.

Bên cạnh sự thiếu hụt nguồn cung dự án mới, một trong những nguyên nhân chính đẩy giá bất động sản 2021 đến từ nhu cầu thực vẫn đang rất lớn trên thị trường. Cộng thêm việc BĐS hiện vẫn được ưa chuộng như một kênh đầu tư lâu dài mang lại nhiều lợi nhuận và an toàn, hút dòng tiền đổ về. Do đó giới chuyên gia nhận định, giá BĐS chắc chắn sẽ còn thiết lập mặt bằng mới.

Mặc dù thị trường BĐS Tp.HCM đang phải đương đầu với khó khăn chồng chất nhưng theo các chuyên gia, thị trường có khả năng tự phục hồi trở lại mạnh mẽ ngay sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19 gắn với việc tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế, thực thi pháp luật.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, từ nay đến Tết Âm lịch và cả năm 2021, thị trường bất động sản tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại do có những tác động tích cực từ việc cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới như sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Xây dựng kết hợp sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS nói chung.Dự báo giá bất động sản 2021 tiếp tục tăng

Bên cạnh đó, tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa tại Tp.HCM đang theo diễn biến tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn với những lực gia tốc mới như việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Tp.HCM. Thời gian qua, giá BĐS tại khu vực này đã tăng mạnh do những thông tin đến từ việc thành lập Tp.Thủ Đức. Theo dự báo, giá BĐS khu vực này còn tiếp tục tăng trưởng khi các thông tin về Tp.Thủ Đức càng rõ nét. Bên cạnh đó, các khu vực giáp ranh “ăn theo” cũng sẽ có xu hướng tăng giá BĐS trong các năm tới nhờ thông tin này.

Ngoài ra, việc chuyển đổi 4/5 huyện thành quận trong 10 năm tới; trong đó, huyện Cần Giờ dự kiến sẽ trở thành đô thị biển, đô thị sinh thái, đô thị môi trường cũng sẽ là tác nhân khiến giá BĐS dự báo trên đà tăng.

Dưới góc độ đơn vị tư vấn, ông Võ Huỳnh Tấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng Covid-19 là cơ hội để thị trường BĐS tái cấu trúc một cách sâu rộng.Trong đó, khu Đông Tp.HCM sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư và người mua nhà để ở nhất là khi Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thành lập Tp. Thủ Đức thuộc Tp.HCM trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Dự kiến tại khu vực này, đến năm 2025 sẽ cung cấp ra thị trường 198.000 căn hộ.

Theo ông Kiệt, những kỳ vọng và khả năng thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, sự thay đổi nhiều chính sách liên quan đến đất đai, xây dựng cũng như sự tăng trưởng kinh tế và nhiều quy hoạch đô thị trọng điểm đang gấp rút được triển khai sẽ tạo đà cho thị trường BĐS Tp.HCM phục hồi, phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần quan trọng vào quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị của Thành phố..

Cũng theo vị chuyên gia này, trong năm 2021, sự dịch chuyển thị trường của các chủ đầu tư tiếp tục xuất hiện. Trong đó, có xu hướng các chủ đầu tư tại Tp.HCM sẽ di chuyển ra săn tìm quỹ đất tại Hà Nội và ngược lại các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng Nam tiến thực hiện các dự án ở Tp.HCM Bên cạnh đó, xu hướng phát triển các dự án ở những thị trường vùng ven, thị trường ven biển vẫn tiếp tục phát triển Do đó, năm 2021 thị trường sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều, đặc biệt là sự phục hồi của những thị trường trọng điểm như Tp.HCM hay Hà Nội.

Tuy nhiên, sự phục hồi này sẽ chưa thể có bước đột phá mạnh bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn ở TP.HCM là việc chậm tiến độ của các dự án do vướng thủ tục pháp lý sẽ chưa được giải quyết triệt để khi chuyển sang năm 2021. Yếu tố thứ hai là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Có những tin vui là Việt Nam kiểm soát dịch bệnh rất tốt nên người dân tích cực trong việc đầu tư bất động sản. Nhưng cơ bản dịch bệnh vẫn còn, vaccine mới xuất hiện và cần thời gian để kiểm chứng.

“Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài tập trung lớn ở phân khúc cao cấp, hạng sang không thể qua Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh. Năm 2021 thì phải chờ đến khoảng quý 2 hoặc quý 3 cũng có thể là hết năm 2021 khi mọi thứ trở lại bình thường, các chuyến bay được mở trở lại thì chúng ta mới có thể đón lại khách quốc tế. Do đó, năm 2021 là năm của sự phục hồi nhưng chưa có sự đột phá. Nguồn cung sẽ có sự cải thiện, các chủ đầu tư sẽ đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Hạ Vy

Theo Kinh doanh & Phát triển

Bất Động Sản Sài Gòn

Xem thêm: Vị Trí dự án Dream Home Riverside

 

Thị trường BĐS 2021 đang phục hồi trở lại, liệu có bứt phá?

Thị trường BĐS 2021 đang phục hồi trở lại, liệu có bứt phá?

Giới chuyên gia cho rằng thị trường BĐS 2021 đang có những dấu hiệu phục hồi trong quý cuối năm 2020, đồng thời dự báo sẽ tiếp tục diễn biến tích cực vào 2021 với sự xuất hiện một số yếu tố mang tính lực đẩy, giá cả tiếp tục tăng.

Tại Hội thảo: “Bắt mạch dòng tiền và bất động sản 2021” diễn ra mới đây, đa số giới chuyên gia trong ngành và lãnh đạo các doanh nghiệp đều có chung nhận định thị trường BĐS đang dần vượt qua thời kỳ khó khăn và trên đà phục hồi tích cực.

Thị trường BĐS Quý 4 diễn ra tích cực và sôi động hơn so với các quý trước đó. Có nhiều hơn dự án BĐS được mở bán trong thời gian gần đây khiến thị trường BĐS bớt ảm đạm.

Một số dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trở lại. Đáng chú ý đó là thông tin Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148 tháo gỡ vướng mắc cho hàng trăm dự án BĐS có đất công xen kẽ. Điều này sẽ giúp thị trường có nguồn cung dồi dào hơn.

Ngoài ra, theo ghi nhận của FiinPro yếu tố tích cực đó là lượng tiền người mua nhà trả trước của khách hàng tại cuối quý 3/2020 tại nhiều doanh nghiệp tăng cao ở mức kỷ lục 5 năm qua.Thị trường BĐS 2021 đang phục hồi trở lại, liệu có bứt phá?

Một điểm đáng chú ý đó là sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc căn hộ cao cấp tại Tp.HCM. Nếu như những năm trước đây căn hộ trung cấp chiếm lĩnh thị trường thì nay căn hộ cao cấp lại chiếm tới 65% số lượng căn hộ chào bán ra thị trường nằm, căn hộ vừa túi tiền gần như “mất tích”. Tuy nhiên, thị trường Hà Nội lại có tới 70% nguồn cung căn hộ bán ra lại thuộc phân khúc tầm trung.

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc Bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, trong năm 2020, bất chấp dịch bệnh Covid – 19, thị trường khó khăn về nguồn cung song giá bán tất cả các phân khúc không có dấu hiệu giảm. Trái lại tăng và có những phân khúc tăng rất mạnh như phân khúc hạng sang, cao cấp là khoảng 20%.

Theo ông Kiệt, trong năm 2021, sự dịch chuyển thị trường của các chủ đầu tư tiếp tục xuất hiện. Trong đó, có xu hướng các chủ đầu tư tại TP Hồ Chí Minh sẽ di chuyển ra săn tìm quỹ đất tại Hà Nội và ngược lại các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng “Nam tiến” thực hiện các dự án ở TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển các dự án ở những thị trường vùng ven, thị trường ven biển vẫn tiếp tục phát triển.

Do đó, năm 2021 thị trường sẽ có những yếu tố tích cực hơn rất nhiều, đặc biệt là sự phục hồi của những thị trường trọng điểm như TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng thị trường BĐS 2021 dù được dự báo phục hồi tích cực nhưng chưa thể có bước “đột phá”.

Bởi thị trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Đơn cử như sự rườm rà về thủ tục pháp lý ở các dự án tại TP.HCM chưa thể giải quyết triệt để. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên thế giới dù Việt Nam đã kiểm soát dịch rất tốt, người dân người dân tích cực trong việc đầu tư bất động sản. Điều này cần có thời gian để các nhà đầu tư quay trở lại.

Tuy vậy, trong năm 2021 hoạt động đầu tư BĐS cũng sẽ tích cực hơn khi mọi thứ trở lại quỹ đạo bình thường, nhưng thị trường chưa có sự bứt phá. Người dân sẽ có nhu cầu đầu tư BĐS gia tăng khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng cho biết, trong điều kiện bất ổn về kinh tế, khủng hoảng…, người dân sẽ chuyển dòng tiền của họ thành những hình thức đầu tư khác để bảo đảm được tài sản và có thể kiểm soát được, trong đó vàng và bất động sản được ưu tiên lựa chọn.

Còn theo nhận định của Công ty chứng khoán Vndirect, 2021 sẽ có nhiều khởi sắc với thị trường bất động sản. Theo công ty này thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 sẽ kéo theo sự phát triển của BĐS. Ngoài ra, nỗ lực thúc đẩy tốc độ phục hồi tăng trưởng GDP, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt là phát triển các cơ sở hạ tầng, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường bất động sản và trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng chính từ năm nay trở đi. Theo Tổng cục Thống kê, vốn nhà nước giải ngân tăng 34%, đạt 407 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng 2020, cao hơn mức 7%.

Bên cạnh đó, một yếu tố khác đó là lãi suất vay mua nhà dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm sau. Điều này nhằm kích cầu mảng bất động sản.

Bình An

Theo Nhịp sống kinh tế

Bất Động Sản Sài Gòn

Xem thêm: Dự án Dream Home Riverside

 

5 yếu tố đảm bảo giá trị thực của bất động sản

5 yếu tố đảm bảo giá trị thực của bất động sản

Yếu tố đảm bảo giá trị thực của bất động sản

Những ngày cuối năm, Sài Gòn – thành phố sôi động nhất cả nước luôn trong tình trạng “bận rộn”. Dòng người vội vã hơn, hoàn tất những mục tiêu để tống tiễn một năm 2020 ảm đạm. Dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản cũng có sự “sôi động” hơn, khi các dự án thức giấc cùng hạ tầng kết nối.

Bất động sản “sải bước” cùng hạ tầng giao thông

Năm 2020 đánh dấu nhiều sự kiện đáng buồn khi nhiều nền kinh tế lớn lao đao vì đại dịch Covid. Trong bối cảnh u ám đó, Việt Nam mà đặc biệt là TpHCM nổi bật lên như một điểm sáng về năng lực kiểm soát và giữ ổn định xã hội. Theo thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%, tổng vốn đầu tư nước ngoài tuy giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn có 1.947 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 10,4 tỷ USD.

Đặc biệt, trong năm 2020, Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh thành, tăng cường kết nối giao thông. Cụ thể các dự án giao thông huyết mạch đã được phê duyệt nhưng còn vướng mắc sau nhiều năm đã được “khai thông” như sân bay quốc tế Long Thành, đường vành đai 3, dự án Metro số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên, đường nối liên cảng Cát Lái – Phú Hữu, cầu Nhơn Trạch… Cùng với đó là dòng vốn giao dịch bất động sản vẫn đều đặn đổ về các dự án vùng ven và kế cận với Tp.HCM, tăng tiến tỉ lệ thuận với tốc độ hoàn thiện của hạ tầng giao thông.5 yếu tố đảm bảo giá trị thực của bất động sản

Những tiêu chí xác định “đất vàng”

Theo T.S Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, trong ngành BĐS, thời điểm khó khăn chính là cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn. NĐT lướt sóng thường chọn vung tiền khi thị trường đang lên, tranh thủ kiếm lời chớp nhoáng, còn nhà đầu tư có tầm nhìn sẵn sàng chấp nhận chờ 3-5 năm, thậm chí là 10 năm để “đến sớm” khi thị trường còn chưa ổn định.

Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để nhận ra được “đất vàng” thực sự trên thị trường. Chưa kể, nhiều “cá mập” trong giới nhà đất còn thường sử dụng chiêu trò tung tin bẩn, “dìm hàng” các dự án tiềm năng, gây hoang mang cho những nhà đầu tư non tay khi bức tranh toàn cảnh còn chưa rõ ràng để đầu cơ, ép giá, trục lợi.

Để rộng đường so sánh, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, đã chỉ ra 5 yếu tố tạo nên giá trị thực của “đất vàng”: Tính thanh khoản; Vị trí kết nối; Cơ sở hạ tầng; Pháp lý đảm bảo; Năng lực của chủ đầu tư.

Căn cứ vào 5 tiêu chí này, có thể thấy hiện nay, theo các hướng quy hoạch phát triển lấy tâm từ Tp.HCM thì những địa phương như Cần Giuộc – Long An, Nhơn Trạch – Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang là điểm đến của các đơn vị đầu tư danh tiếng như VinGroup, Novaland, FLC…

Đặc biệt, Nhơn Trạch được nhiều chuyên gia đánh giá là có dư địa phát triển nhỉnh hơn nhờ cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện của một đô thị có quy hoạch dự kiến lên thành phố, là giao điểm của nhiều tuyến đường trọng điểm cả về đường thủy và đường bộ. Ông Lê Thành Mỹ, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch cho biết, trong giai đoạn 2016 – 2020, Nhơn Trạch đã đầu tư hơn 60.000 tỉ đồng vào các dự án hạ tầng, giải phóng mặt bằng xong và bàn giao quỹ đất sạch cho ba dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn là Vành đai 3, cao tốc Bến Lức – Long Thành và dự án đầu tư đường 319 nối dài đến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

5 yếu tố đảm bảo giá trị thực của bất động sản

Đi tìm dự án hấp dẫn nhất Nhơn Trạch

Tọa lạc tại vị trí đắc địa của “đất vàng” Nhơn Trạch, với 3 mặt giáp sông và hưởng trọn những ưu đãi của thiên nhiên lẫn định hướng phát triển của chính quyền, dự án King Bay được giới đầu tư đánh giá cao với tỉ lệ bán hàng tăng trưởng ổn định. Mức giá của các sản phẩm trong dự án hấp dẫn không chỉ các nhà đầu tư lão luyện mà cả những người mới bắt đầu, tìm kiếm một khoản đầu tư tốt và được đảm bảo về pháp lý.

Quy hoạch tổng thể của King Bay ưu tiên tối đa cho diện tích mặt nước, cây xanh nhằm mang lại không gian sống an hòa và trong lành cho cư dân cùng các tiện ích ở đẳng cấp triệu đô như bến du thuyền, đại trung tâm thương mại, các công trình chăm sóc sức khỏe, phục vụ đời sống văn hóa và tinh thần… Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Giám Đốc Điều Hành Tập đoàn BĐS TLM, đơn vị phát triển dự án King Bay, mục tiêu của tập đoàn là tạo nên những sản phẩm thật, giá trị thật, góp phần xây dựng thị trường dựa trên sự đồng hành với lợi ích của nhà đầu tư.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

Bất Động Sản Sài Gòn

Xem Thêm: Dự án Dream Home Riverside

https://batdongsansaigon24h.vn/

Đại lộ kinh tế tài chính của Bình Dương chính thức được triển khai

UBND tỉnh Bình Dương công bố quy hoạch trục quốc lộ 13 chạy từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ của Bình Dương. Các tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao được bố trí dọc 2 bên đại lộ.

Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất miền Nam với: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Trong đó, Thuận An là thành phố sở hữu dân số đông nhất tỉnh (hơn 600.000 người), gấp rưỡi dân số của Thủ Dầu Một và Dĩ An. Đặc biệt, Thuận An là địa phương sở hữu cơ sở hạ tầngdịch vụ tốt nhất của Bình Dương cũng như khu vực đô thị vệ tinh TP.HCM với: 2 trung tâm thương mại, 3 bệnh viện quốc tế, hệ thống siêu thị, sân golf 27 lỗ và các khu công nghiệp quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là thành phố duy nhất tại Bình Dương chuyển mình từ trung tâm công nghiệp thành trung tâm dịch vụ của tỉnh, theo đề án quy hoạch, xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 của UBND tỉnh Bình Dương.

Hướng đến mục tiêu đó, Bình Dương quy hoạch trục quốc lộ 13 đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết thành đại lộ kinh tế, tài chính, dịch vụ sầm uất. Quanh đại lộ này sẽ phát triển 5 trung tâm thương mại cấp đô thị, phụ trợ cho trục chính với: trung tâm 1 tọa lạc tại Lái Thiêu; trung tâm 2 thuộc khu vực ngã tư quốc lộ 13 và đường An Thạnh – Bình Chuẩn; trung tâm 3 chạy dọc ngã 5 An Phú và đường DT473; trung tâm 4 và 5 thuộc trục ngang Lái Thiêu – Dĩ An với ngã tư quốc lộ 13 và trục Bình Hòa – Vĩnh Phú.Đại lộ kinh tế tài chính của Bình Dương chính thức được triển khai

Các tòa tháp biểu tượng, tháp tài chính, bệnh viện, đại học, khu dân cư cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao được bố trí dọc 2 bên đại lộ trung tâm. Trong đó, UBND tỉnh Bình Dương sẽ đẩy nhanh tốc độ triển khai xây dựng những công trình quy mô như: trường Việt Nam – Singapore dự kiến bố trí ở khu vực An Thạnh, kết hợp với trường Đại học Thủy Lợi, trung tâm văn hóa và thể dục thể thao quy mô 10 – 15ha với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, bệnh viện quốc tế vốn đầu tư hơn 200 triệu USD,…

Ông Trần Minh Tú – Phó Giám đốc Khối Đầu tư CBRE nhận định: “Việc quy hoạch trục đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ nằm trong chiến lược phát triển, đưa thành phố Thuận An chuyển từ trung tâm công nghiệp thành trung tâm dịch vụ lớn nhất Bình Dương. Từ đây, tạo đòn bẩy khổng lồ cho thị trường bất động sản khu vực Thuận An đột phá, thu hút các “ông lớn” đầu ngành đổ về đầu tư và phát triển hạ tầng”.

Cụ thể, trong năm 2021, UBND tỉnh chi hơn 4.000 tỷ đồng phục vụ công tác mở rộng lộ giới quốc lộ 13 lên 64m, hướng từ cầu Vĩnh Bình tới giáp ranh thành phố Thủ Dầu Một; lộ giới đường DT743a và DT743b được mở rộng tới 54m; đường DT743c mở rộng lên 42m.

Với quy hoạch bài bản và yêu cầu khắt khe đối với các công trình tọa lạc 2 bên trục đại lộ trung tâm, UBND tỉnh Bình Dương ưu tiên phát triển những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, tạo điểm nhấn đặc biệt cho thành phố Thuận An. Theo đó, các công trình phức hợp đô thị và thương mại sở hữu chuỗi tiện ích đa dạng, cao cấp sẽ trở thành xu thế phát triển chung.

Mặt khác, việc sớm hoàn thiện quy hoạch trục đại lộ kinh tế tài chính, dịch vụ sẽ tạo tiền đề gia tăng giá trị bất động sản tại Thuận An nói chung và khu vực trung tâm trục quốc lộ 13 nói riêng. “Quan sát diễn biến ở các mô hình tương tự tại TP.HCM, ước tính tỷ lệ tăng giá trung bình mỗi năm dao động ở khoảng 25% – 30%” – ông Trần Minh Tú nhấn mạnh.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

Bất Động Sản Sài Gòn

Xem thêm: Dự án Dream Home Riverside

 

 

Bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua cuối năm

Bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua cuối năm

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu du lịch trong nước tăng và sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư đang là đẩy mạnh mẽ cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tăng tốc vào cuối năm.

Theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, điểm sáng trên thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng cuối năm là việc tái khởi động và chào hàng mạnh mẽ của các Dự án Du lịch nghỉ dưỡng. Điển hình như tại các địa phương: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu… Đặc biệt, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng cũng nghi nhận dấu hiệu quan tâm trở lại của các nhà đầu tư trên cả nước.

Điển hình, mới đây tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Tập đoàn Novaland tiếp tục giới thiệu đến khách hàng biệt thự biển và shophouse biển dự án NovaWorld Ho Tram. Đây là tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí quy mô tới 1.000 ha chia làm hơn 10 phân kỳ bao gồm đa dạng các dòng sản phẩm second home: nhà phố, biệt thự (villas), nhà phố thương mại (shophouse) bên cạnh chuỗi tiện ích nghỉ dưỡng giải trí đặc sắc, đóng góp thêm sản phẩm du lịch cao cấp cho tỉnh.

Tại Phan Thiết, đại diện Apec Group cho biết nâng tổng mức đầu tư dự án lên tới 1 tỷ USD để phát triển đồng bộ tổ hợp 5 dự án tại Mũi Né thành quần thể nghỉ dưỡng, giải trí biển hàng đầu Việt Nam. Riêng đối với Apec Mandala Wyndham Mũi Né, mặc dù năm 2020 có nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra nhưng dự án vẫn đảm bảo tiến độ sau 9 tháng xây dựng đã chính thức cất nóc vào cuối năm 2020 và dự kiến bàn giao và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022..Bất động sản nghỉ dưỡng trở lại đường đua cuối năm

Khi đi vào hoạt động Apec Mandala Wyndham Mũi Né sẽ là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao lớn bậc nhất Phan Thiết với quy mô 2,912 phòng nghỉ, 5000 m2 bể bơi, chuỗi 129 tiện ích, 3,000m2 trung tâm hội nghị, 5000m2 tổ hợp vui chơi trong nhà, sky fall, công viên nước, công viên bùn khoáng, khu vui chơi giải trí nước, skybar, night club…Toàn bộ dự án sẽ được vận hành bởi Wyndham Hotel Group

Tại Nha Trang, sau thời gian dài thị trường “trầm lắng” do Covid-19 Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Eurowindow Nha Trang cũng chào thị trường các căn biệt thự Ocean Luxury Villa tại Bãi Dài. Dự án được xây dựng gồm 36 căn biệt thự nghỉ dưỡng, có giá lên tới 50 tỷ đồng/căn, trong đó căn cao nhất có giá gần 80 tỷ đồng.

Hay, Công ty Địa ốc Phú Long cũng đang “manh nha” thông tin một dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô 219 ha tại bãi Ông Lang (Phú Quốc) ra thị trường. Dự án này định hướng là khu nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch văn hóa di sản. Cũng nằm tại Phú Quốc, siêu dự án Dự án Grand World Phú Quốc cũng đã hoàn thiện và chuẩn bị đi vào hoạt động

Còn ở khu vực phía Bắc, Taseco Land cũng vừa ra mắt tòa tháp khách sạn và căn hộ dịch vụ cao 41 tầng mang tên À La Carte Halong Bay với quy mô hơn 900 căn hộ mặt Vịnh Hạ Long. Đây là một tổ hợp căn hộ khách sạn & căn hộ dịch vụ đẳng cấp 5 sao. Sungroup cũng đã chính thức ra mắt Shophouse Sun Plaza Cầu Mây Sapa sau nhiều năm ấp ủ.

Theo ông Mauro Gasparotti, Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch và bây giờ là lúc đất nước đi vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Nhu cầu du lịch trong nước sẽ là thị trường chính sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tăng tốc vào cuối năm.

Còn theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, ảnh hưởng của 2 đợt dịch bệnh Covid 19 là cực kì nghiêm trọng. Tác động tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống của thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó nghiêm trọng nhất phải kể đến ngành BĐS du lịch – nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, dù trong phần lớn thời gian của giai đoạn đầu năm, cả nước phải gồng mình chống dịch Covid, phải giãn cách và ngừng các hoạt động kinh doanh nhưng thị trường hàng hóa BĐS Việt Nam vẫn ghi nhận những chỉ số đáng kể. Càng về cuối năm, thị trường càng cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ.

Có thể nói, trong bối cảnh hậu Covid-19, cùng với xu thế ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang rất nhanh nhạy khi đa dạng hóa thị trường để tiếp tục duy trì tăng trưởng. Về phía người mua, các chuyên gia cho rằng đây là cơ hội mua cho những nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính, bởi không lúc nào tốt hơn để tiếp cận nguồn cung dồi dào với giá bán hấp dẫn, nhất là thị trường nghỉ dưỡng, như thời điểm này.

Nam Anh

Theo Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: Dự án Dream Home Riverside

 

Xuất hiện đất nền ven TP HCM quy mô nhỏ tự phân lô

Báo cáo tháng 11 của Bộ phận Nghiên cứu và Phân tích (R&D) DKRA Việt Nam, toàn thị trường ghi nhận có 4 dự án mở bán đều thuộc giai đoạn tiếp theo, cung cấp 378 đất nền, giảm 30% so với tháng trước.

Tỷ lệ tiêu thụ đạt 72%. Nguồn cung mới có sự sụt giảm so với tháng trước, chủ yếu tập trung ở Đồng Nai (78% nguồn cung). Cụ thể, Đồng Nai có 2 dự án mở bán với khoảng 248 nền được tiêu thụ, tỷ lệ 84%. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình dương có 1 dự án mở bán.Xuất hiện đất nền ven TP HCM quy mô nhỏ tự phân lô

Ngoài ra, một số dự án có quy mô nhỏ lẻ (dưới 100 sản phẩm) theo hình thức tự phân lô bán nền (đất nông nghiệp + thổ cư) thuộc sở hữu cá nhân (điển hình như khu vực Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu) rao bán khá nhiều trong tháng.Theo báo cáo, nguồn cung mới đưa ra thị trường khá khan hiếm, vị trí xa vùng trung tâm, các sản phẩm được các chủ đầu tư giới thiệu trong tháng đều đã đưa ra thị trường và được ghi nhận trước đó hoặc các dự án lâu năm được tái khởi động.

Giao dịch thứ cấp kém sôi động, tập trung chủ yếu ở các dự án thuộc khu vực đô thị trung tâm của tỉnh, các dự án đã hình thành cơ sở hạ tầng và pháp lý.

Đối với TP HCM, giao dịch thứ cấp tập trung ở khu vực quận 9 (phường Phú Hữu, phường Long Trường), quận 7 (phường Tân Thuận, Tân Phong). Các sản phẩm có mức giá trung bình 35 – 75 triệu đồng/m2 thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư.

Theo Khổng Chiêm

NDH

Bất động sản Sài Gòn

Xem thêm: Mặt bằng Dream Home Riverside