Thực hư việc siết cho vay bất động sản của một số ngân hàng thương mại đối với các lĩnh vực rủi ro như bất động sản (BĐS). Điều này đang tác động lớn đến việc mua nhà của người dân đang có nhu cầu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc ngân hàng mạnh tay “siết” cho vay bất động sản sẽ ảnh hưởng nhiều đến người dân có nhu cầu thực vì không thể tiếp cận vốn mua nhà.
Thực hư việc siết chặt cho vay bất động sản
Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay bất động sản, song quy mô cho vay lĩnh vực này vẫn liên tục phình to.
Báo cáo của NHNN cho thấy, tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 784.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm ngoái và tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống. Bên cạnh đó, tín dụng cho vay mua nhà, sửa nhà cũng tiếp tục tăng mạnh, đưa tổng dư nợ cho vay bất động sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ cho vay của toàn nền kinh tế.

Mặc dù tháng 4 đã có một số ngân hàng tuyên bố tạm dừng cho vay bất động sản, song việc siết tín dụng chỉ diễn ra ở một số ngân hàng kín hạn mức. Trong khi đó, một số ngân hàng TMCP vẫn còn nhiều dư địa mở rộng cho vay và sẽ tăng cường cho vay lĩnh vực này thời gian tới.
Tại một số ngân hàng việc này đã được áp dụng, cụ thể với Techcombank, đơn vị này đã dừng giải ngân khoản vay mua BĐS (gồm chưa hoặc đã có giấy chứng nhận) từ ngày 25.3. Trong khi đó, Sacombank mới đây đã yêu cầu giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch không cấp tín dụng với lĩnh vực BĐS, ngoại trừ cho vay cán bộ, công nhân viên và người mua, xây, sửa BĐS để ở.
Bên cạnh đó, ABBank không bị rơi vào trường hợp này do tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng còn thấp (cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 6% tổng dư nợ, cho vay nhà ở chiếm 17% tổng dư nợ). Với VPBank, bất động sản đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay và tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh thời gian tới. Song Ngân hàng chỉ đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu ở thực, tiếp tục kiểm soát tín dụng bất động sản nghỉ dưỡng và đầu cơ.
Liệu rằng việc này có thiệt thòi cho người có nhu cầu thực?
Khi nghe tin ngân hàng siết tín dụng BĐS, nhiều người đang có dự định mua nhà nhưng không đủ tiềm lực tài chính bày tỏ sự lo lắng. Nhất là với người lao động có thu nhập vừa và thấp.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cho hay, dù không tạm dừng cho vay bất động sản, song ngân hàng có xu hướng thẩm định chặt chẽ hơn, chọn lọc hơn. Khẳng định kiểm soát tín dụng bất động sản là cần thiết, song ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, các ngân hàng chỉ dừng cho vay phân khúc đầu cơ, vẫn cho vay với người dân có nhu cầu mua nhà ở thật, các dự án tốt.

Chuyên gia kinh tế PGS-TS Đinh Trọng Thịnh phân tích trong xu hướng siết tín dụng chảy vào BĐS, người vay mua nhà để ở có thể bị ảnh hưởng bởi lãi suất cho vay dự kiến cao hơn và việc giải ngân sẽ khó hơn. BĐS có thể là lĩnh vực cho vay an toàn bởi có tài sản thế chấp và nếu vay mua nhà để ở thường là người có nhu cầu, nhưng trong bối cảnh dòng vốn được NHNN định hướng vào các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó do dịch thì tín dụng nhà đất sẽ bị hạn chế. Việc hạn chế này sẽ diễn ra nhưng vẫn có một số ngân hàng hỗ trợ cho vay đối với những người dân có nhu cầu ở thực.
Bài liên quan: Căn hộ dream home riverside quận 8 đã có giấy phép xây dựng cuối năm 2023 bàn giao.